Alexander McQueen - Tiểu sử thương hiệu

Thumbnail of the post Alexander McQueen - Tiểu sử thương hiệu

"Bạn cần phải nắm được luật trước khi phá vỡ nó. Đó là lí do tôi ở đây, để phá luật nhưng vẫn duy trì truyền thống…”

1. LINH HỒN THƯƠNG HIỆU - ALEXANDER MCQUEEN

Có bố là một tài xế taxi và mẹ là một giáo viên nuôi lớn một gia đình 6 người con nhưng hoàn cảnh vẫn không thể ngăn cản cậu bé AM tập trung vào đam mê thời trang. Nhưng bằng một niềm tin dũng cảm và một tầm nhìn phi thường, McQueen đã dành trọn phần đời của mình để tạo nên một thương hiệu mang đậm dấu ấn quái đản.

Ở trường, anh ấy vẽ rất nhiều váy và sử dụng những vật liệu ít ỏi mà anh ấy có thể tìm được để tạo ra váy áo cho ba chị gái của mình, niềm đam mê này nhanh chóng đã trở thành cơn ám ảnh đến nỗi năm 16 tuổi, anh ấy quyết định bỏ học để có thể tham gia một khóa học về cắt may tại trường đại học Newham. Đây có thể là một quyết định mạo hiểm đối với hầu hết mọi người nhưng có một điều ta phải thừa nhận rằng anh ấy cực kỳ có năng khiếu về may đo và bản thân đã nhận thức rất rõ điều khiến anh ấy tự tin theo đuổi nghề may khi tuổi còn trẻ như vậy

Sau khi hoàn thành khóa học của mình tại trường đại học Newham, Alexander McQueen Có cơ hội thực tập tại Anderson & Sheppard, một cửa hàng may đo đặt làm riêng nằm trên dãy Savile, London, nơi nổi tiếng có nhiều thợ may giỏi nhất nước Anh. Được thành lập năm 1906, Anderson & Sheppard là một trong những nơi có kỹ thuật may  được truyền thừa qua nhiều thế hệ với chất lượng hàng đầu, tinh chỉnh ở từng đường cắt tạo nên phom dáng vừa vặn một cách hoàn hảo với cơ thể.

“Những gì tôi học được ở năm mười sáu là thay đổi trang phục nam giới, phải như một kiến trúc sư; làm việc với từng đường cắt và tỷ lệ cơ thể. Không thể nào đặt một người vào tất cả trong một kiểu quần áo hay kiểu tương tự như vậy. Tôi đã cố gắng làm thế, và thất bại, đấy là bài học đáng giá của tôi. Bạn cần phải nắm được luật trước khi phá vỡ nó. Đó là lí do tôi ở đây, để phá luật nhưng vẫn duy trì truyền thống…”

 Theo chương trình học việc một kèm một tại Anderson & Sheppard, trong hai tháng đầu tiên, McQueen được học cách độn cổ áo, kiểm soát đường may và làm việc thật nhanh. “Tôi ngồi hai tháng để học độn cổ áo, và hai năm để học cắt một chiếc jacket” – Lee từng chia sẻ. Cũng chính kỳ thực tập vô cùng uy tín này, đã giúp cho anh có rất nhiều kinh nghiệm tuyệt vời. Đặc biệt là sự phức tạp khi phải may một bộ vest bằng tay. Kết quả là anh rèn được đôi mắt tinh tường và tay nghề khéo léo bậc thầy. Một người thợ cắt giỏi có thể nhìn vào hình dáng, hình dung chúng trong tâm trí và cắt ngay trên chất liệu mà không cần đến khâu tạo mẫu rập. Đôi mắt của McQueen có thể nhìn và phát hiện ngay lỗi sai trên trang phục ngay tức thì.

Khi rời khỏi Anderson & Sheppard, McQueen kiếm sống bằng công việc pattern cutter (thợ rập) tại một Cửa tiệm khác có tên là Give and Hawks và làm việc ở đó với tư cách là một thợ cắt mẫu, việc cắt mẫu về cơ bản là lấy một thiết kế theo các phép đo cụ thể, sau đó biến mẫu đó thành các mảnh vải thực tế sẽ được sử dụng cho sản phẩm, công việc này hơi khác so với công việc anh ấy khi làm tại Anderson and Sheppard nhưng nó một lần nữa thực sự hữu ích trong việc hoàn thiện bộ kỹ năng đáng tiền của một thần đồng may mặc.

McQueen đã học tất cả các kỹ thuật cắt may truyền thống mà anh cần, và sau đó bắt đầu làm thợ rập tại Angels & Bermans – thương hiệu chuyên sản xuất trang phục cho các nhà hát kịch. Năm 1989, anh làm cho chương trình âm nhạc Miss Saigon cùng với nhà thiết kế Andrew Groves, từ đó tìm thấy niềm đam mê đối với Đông phương học. Và cũng trong quá trình tạo dựng trang phục cho vở kịch “Những người khốn khổ” chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Victor Hugo, chàng trai trẻ một lần nữa cảm thấy vô cùng hứng thú với với kỹ thuật may của thế kỉ 16 và dần dần mang nó hiển thị rõ ràng trong các bộ sưu tập đầu tay của anh.

Đầu những năm 1990, McQueen đầu quân cho thương hiệu Culture Shock của Koji Tatsuno - một nhà thiết kế người Nhật tại London - cũng với vai trò pattern cutter (thợ rập). Koji Tatsuno, cho biết McQueen sở dĩ về làm cho ông vì anh muốn học kỹ thuật cắt áo choàng (frock coat) cùng kỹ thuật may đặc biệt mà ông đang sở hữu. Sau đó, anh chuyển đến Milan để gia nhập Romeo Gigli, một ngôi nhà thời trang được ưa chuộng bởi những thiết kế tinh tế và lãng mạn. Một thời gian sau, McQueen lại quay về London để hoàn thành khoá học Thạc sĩ về Thiết kế thời trang tại Central Saint Martins danh tiếng. McQueen chưa hề có bất kì bản CV hay portfolio nào, chính tay nghề của anh đã khiến cho những nhà mốt phải chú ý. Và anh dùng chính mẫu rập mà mình từng cắt để xin học bổng vào ngôi trường thiết kế thời trang danh tiếng Central Saint Martins.

Lần đầu tiên McQueen được báo chí chú ý đưa tin rộng rãi là từ bộ sưu tập tốt nghiệp của mình và đã rơi vào tầm ngắm của Isabella Blow, một stylist có tầm ảnh hưởng trong giới thời trang. Khi bà không những đã mua toàn bộ bộ sưu tập với giá hơn 6000 Bảng Anh mà còn trở thành người nâng đỡ tài năng của ông khi cho phép ông sử dụng nhà của mình cho việc tạo ra những collection khác sau này cũng như mang ông đến gần hơn với giới mộ điệu.

2. ISABELLA BLOW

Isabella Blow quá cố còn được gọi là Izzy là một nhân vật không thể thiếu trong làng thời trang quốc tế với tư cách là một nhà tạo mẫu và biên tập viên và một người đánh giá thời trang. Bà là một trong những người đầu tiên tìm thấy Lee Alexander McQueen và thuyết phục ông đổi nghệ danh cho mình từ Lee McQueen thành Alexander McQueen. 

“Tôi phát hiện ra Alexander  khi anh ấy học đại học và tôi thực sự không thể có được một chỗ ngồi cho collection đầu tiên. Tuy nhiên, tôi đã mua tất cả trong bộ sưu tập này và theo dõi kể từ khi anh ấy còn là một cậu bé. Tôi đã luôn đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt cho anh ấy trên mỗi sàn diễn và chờ cho đến ngày anh ấy kết thúc show diễn và hướng ánh mắt về khán giả - nơi có mẹ anh ấy và tôi. Chúng tôi gắn bó với nhau và tôi rất vui vì điều đó. Và việc khi được ôm, hôn và lướt mắt qua bộ sưu tập của anh ấy thôi, thì cũng chính là mọi điều tốt đẹp nhất của tôi rồi”

Vào năm 2007, Alexander McQueen đã trình diễn một bộ sưu tập nhằm tưởng nhớ đến nàng thơ cũ của anh ấy, người đã qua đời đột ngột và để lại một khoảng trống trong thế giới thời trang đương thời. 

Giới thời trang cho rằng những người cố gắng biến ngành công nghiệp thời trang thành một loại năng lượng sáng tạo gây tò mò như trong trường hợp của Izzy, thực sự cần được đánh giá cao. Dù tầm nhìn lập dị ban đầu có sức gây khoa trương nhưng sau nhiều năm trôi qua, cô ấy vẫn trung thực với tính cách của mình và không bao giờ từ bỏ sự lập dị đó. Isabella luôn đứng về phía của kẻ lạc loài và biến những thứ không thực sự phù hợp về mặt thương mại trở nên có thể. 

Chúng ta thậm chí không biết trong thế giới thời trang, liệu cô ấy có thực sự phù hợp với tầm nhìn của chính mình khi mong muốn tạo ra những điều vĩ đại hay không và có lẽ ngược lại Izzy cũng, có rất nhiều xung đột về tầm nhìn bản thân của cô ấy trong xã hội đương thời.

Trong một tập phim tài liệu, một đồng nghiệp của Isabella đã chia sẻ với đoàn phim rằng: “Khi tôi làm việc tại tạp chí Vogue, tôi thấy người này khệnh khạng một cách điên cuồng xung quanh văn phòng như một loại gà trong những bộ quần áo đáng kinh ngạc, tựa một loại chim thiên đường với bộ sưu tập mũ độc đáo. Theo chủ nghĩa vô chính phủ thời trang, cô ấy vô luật pháp và bất kính, cô ấy đã bị sa thải khỏi Tattler và American Vogue nhưng cô ấy thực sự là người có mắt nhìn người tài."

3. THƯƠNG HIỆU

Đổi mới, nhiều cảm xúc, không khoan nhượng. 

Tất cả các chủ đề đều được khai thác triệt để, đặc biệt khi những ý tưởng được mang lên sàn runway, sự quái đản của nhà thiết kế này đã được khắc họa sâu sắc. Ông đã gây tranh cãi khi được coi là đang châm ngòi cho ngành công nghiệp thời trang với việc đưa những người không phải là người mẫu lên sàn diễn từ người mang thai đến người khuyết tật thể hiện sự hòa nhập chủng tộc tiến bộ và thậm chí còn có sự góp mặt của người bảo trợ kiêm nàng thơ Isabella

Alexander McQueen là một nhà lãng mạn đương đại kiên quyết, được biết đến với sức mạnh cảm xúc vô tận và nguồn năng lượng thô hoàn thiện chưa qua mài dũa. Mỗi bộ sưu tập từ thương hiệu đều xuất phát từ nguồn cảm hứng gây ám ảnh cực độ và thu hút sự chú ý toàn lực tử McQueen, với từng ấy nhen nhóm, ông sẽ kể lại mọi câu chuyện từ chủ đề đó qua hàng loạt các thiết kế đầy kỹ thuật cũng như những nét cut.

Một phần không thể thiếu trong thẩm mỹ của McQueen là sự kết hợp giữa các yếu tố tương phản: Mong manh và mạnh mẽ, truyền thống và hiện đại, uyển chuyển và khắc nghiệt. Một quan điểm cởi mở đầy cảm xúc và thậm chí đam mê được thể hiện với sự tôn trọng sâu sắc đối với các kỹ thuật thủ công và tay nghề thủ công. Sau này, thương hiệu cung cấp nhiều loại sản phẩm xa xỉ hơn, bao gồm quần áo may sẵn, túi xách, giày dép và phụ kiện dành cho nam và nữ. Trong đó, chiếc khăn với họa tiết đầu lâu và đôi giày armadillo đã mang tính biểu tượng hơn cả.

Alexander McQueen được thành lập vào năm 1992 và sau sự qua đời của nhà sáng lập cùng tên vào năm 2010, thương hiệu tồn tại dưới sự chỉ đạo của Sarah Burton - kết hợp kiến thức chuyên sâu về may đo kiểu Anh với sự sáng tạo độc đáo khiến Alexander McQueen trở nên khác biệt.

4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Alexander McQueen có cửa hàng tại các thành phố lớn trên thế giới, bao gồm London, New York, Tokyo và Bắc Kinh. Nó có một lượng người hâm mộ trung thành là những người nổi tiếng và những người đam mê thời trang, và các thiết kế của nó thường được giới thiệu trong các sự kiện nổi tiếng như Met Gala và lễ trao giải Oscar.

1969 - Lee Alexander McQueen sinh ra ở Luân Đôn

1992 - Lee Alexander McQueen lấy bằng Thạc sĩ tại Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Central St. Martins với bộ sưu tập có tên 'Jack the Ripper Stalks his Victims'

1993 - Lee Alexander McQueen trình diễn bộ sưu tập đầu tiên của mình ở London mang tên 'Taxi Driver'. Anh ấy giới thiệu 'bumster' đang trở thành một xu hướng lớn.

1996 - Lee Alexander McQueen McQueen nhận giải thưởng đầu tiên trong số bốn Giải thưởng Thời trang Anh cho Nhà thiết kế Anh của năm. Sarah Burton gia nhập công ty với tư cách là Trợ lý thiết kế

1996 đến 2000 - Lee Alexander McQueen là Nhà thiết kế chính tại Givenchy

2000 - Sarah Burton được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thiết kế trang phục nữ

2003 - Chiếc khăn đầu lâu mang tính biểu tượng được ra mắt trong show diễn thời trang Xuân/Hè 2003 mang tên 'Irere'

2004 - Alexander McQueen Menswear được ra mắt

2007 - Mẫu clutch hộp sọ Britannia mang tính biểu tượng được ra mắt

2009 - Alexander McQueen cúi chào lần cuối tại Paris trước khi qua đời vào ngày 11 tháng 2 năm 2010

2010 - Bộ sưu tập cuối cùng của Lee Alexander McQueen được giới thiệu tại Paris cho một nhóm ít người. Sau đó, thương hiệu được điều hành bởi cánh tay phải lâu năm của McQueen Sarah Burton được bổ nhiệm làm Giám đốc Sáng tạo cho tất cả các dòng.

2011 - Sarah Burton thiết kế váy cưới cho HRH Nữ công tước xứ Cambridge và giành giải Nhà thiết kế của năm tại Giải thưởng Thời trang Anh

2012 - Sarah Burton nhận được OBE và cửa hàng hàng đầu về trang phục nam giới Savile Row khai trương tại London

2015 - Triển lãm hồi tưởng 'Savage Beauty' mở cửa tại Bảo tàng Victoria & Albert, London và bán hết vé ngay lập tức.

5. SARAH BURTON

Có thể thấy trong dòng thời gian hình thành thương hiệu, đã xuất hiện một cái tên khá mới mẻ tiếp nối cho đến tận ngày nay - Sarah Burton 

Sau cái chết đột ngột của McQueen vào năm 2010, Sarah Burton, người đã làm việc chặt chẽ với ông trong hơn một thập kỷ, đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu. Dưới sự lãnh đạo của cô, thương hiệu đã tiếp tục vượt qua các ranh giới và tạo ra những thiết kế độc đáo và táo bạo. Kể từ khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Sáng tạo của thương hiệu, Burton đã sản xuất các bộ sưu tập được giới phê bình đánh giá cao, tập trung vào thủ công, khẳng định mình là một nhà thiết kế có thành tích cao với chuyên môn kỹ thuật và thủ công.

Sarah Burton lớn lên và được đào tạo ở Manchester trước khi chuyển đến London để học thời trang tại Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Central Saint Martins. Theo lời giới thiệu của một gia sư, Burton đã hoàn thành một năm thực tập với Alexander McQueen vào năm 1996, gia nhập lại công ty sau khi cô tốt nghiệp một năm sau đó.

Năm 2000, Burton được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Thiết kế trang phục nữ tại Alexander McQueen, và vào tháng 5 năm 2010, được thăng chức Giám đốc Sáng tạo của toàn bộ thương hiệu Alexander McQueen, đã làm việc cùng với Lee Alexander McQueen trong hơn 14 năm. Vào tháng 4 năm 2011, cô được toàn cầu công nhận với tư cách là nhà thiết kế váy cưới cho HRH Nữ công tước xứ Cambridge, Catherine Middleton, nhân dịp kết hôn với HRH Hoàng tử William.

Burton đã nhận được giải thưởng Nhà thiết kế của năm tại Giải thưởng Thời trang Anh vào tháng 11 năm 2011 và được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time vào tháng 4 năm 2012. Cô đã được trao tặng Huân chương Đế chế Anh (OBE) cho các dịch vụ của mình cho Ngành công nghiệp thời trang của Anh vào ngày 16 tháng 6 năm 2012.

Ngày nay, Burton giám sát định hướng sáng tạo và phát triển tất cả các bộ sưu tập của thương hiệu: quần áo may sẵn và phụ kiện dành cho nam và nữ, cũng như dòng McQ đương đại của thương hiệu.

6. TOP NHỮNG THIẾT KẾ ẤN TƯỢNG 

  • Váy cưới của Công nương Kate Middleton

Công nương xinh đẹp mới hé lộ chi tiết về chiếc váy cưới “trong mơ” này sau hơn 10 năm trở thành nàng dâu Hoàng gia Anh. Theo tờ Huffpost, chiếc váy này không chỉ có giá trị "gây choáng" mà còn mang ý nghĩa cực tinh tế.

Ngoài việc mang đến cho nàng Công nương những khoảnh khắc xinh đẹp, quyến rũ một cách phong nhã, kín đáo đến khó quên thì chiếc váy này còn mang ý nghĩa tôn vinh Vương quốc Anh. 

Hình ảnh những loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng của nước Anh, xứ Wales và Bắc Ireland gồm hoa hồng, hoa thủy tiên, cây kế và cỏ ba lá non trải dài trên khắp phần tay áo.

Thông điệp ý nghĩa này đã khiến Công nương Kate Middleton được đông đảo công chúng ngưỡng mộ. Ngay từ thời khắc lên ý tưởng, nàng Công nương xinh đẹp đã nghĩ thay cho thể diện của gia đình Hoàng gia và tạo nên một bản thiết kế váy cưới“độc nhất vô nhị”.

Ngoài việc mang ý nghĩa ấn tượng, chiếc váy cưới còn sử dụng kỹ thuật thêu ren từ thế kỷ 17 của người Ireland, đem đến phong cách cổ điển, kín đáo. Trọng lượng chiếc váy được tính toán từng chi tiết để khiến tà váy có thể nhẹ lướt theo cô dâu. Chưa hết, điểm độc đáo ở thiết kế này chính là phần khoét cổ sâu chữ V ấn tượng, vừa mang hơi thở hiện đại vừa thể hiện phong cách quyến rũ, gợi cảm rất riêng của nàng Công nương trong ngày trọng đại.

Chính vì sự kỳ công và tỉ mỉ đến từng chi tiết nên chiếc váy này theo tiết lộ có giá lên đến 321.000 bảng Anh (hơn 9,4 tỷ đồng), khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa. Đây cũng được xem là chiếc váy đắt giá nhất mà nàng Công nương xứ Cambridge từng sở hữu. Bởi vì kể từ ngày trở thành nhân vật Hoàng gia, Kate Middleton luôn sử dụng những trang phục tinh tế, thanh lịch nhưng với giá trị rất khiêm tốn.

Sau đó, ta có thể kể thêm 1 vài chiếc váy ấn tượng khác như:

  • Sarabande: Xuân/Hè 2007

Chiếc váy thêu lụa organza màu nude với hoa lụa này là một sáng tạo sân khấu lãng mạn khác của nhà thiết kế. Không chỉ có những bông hoa nhân tạo được đính đá mà cả những bông hoa tươi cũng được sử dụng.

  • Jellyfish: Xuân/Hè 2010

Vẻ ngoài kết hợp giữa váy, quần legging và bốt “Armadillo” (được thêu bằng paillette tráng men óng ánh và có thể thay đổi màu sắc nhờ các hạt khúc xạ ánh sáng) tạo nên Jellyfish của McQueen - Một cái nhìn tương lai và hướng tới tương lai từ nhà mốt.

  • Widows of Culloden Góa phụ xứ Culloden: Thu/Đông 2006-2007

Chiếc váy lấy từ bộ sưu tập A/W 06-07 này được làm từ lông chim trĩ được xếp lớp tinh tế và cố định vào vị trí. Kết quả là một chiếc váy đầy đủ và kết cấu đẹp mắt với nhiều màu sắc.

  • Eshu: Thu/Đông 2000-2001

Chiếc váy xinh đẹp này được làm từ những hạt thủy tinh màu vàng kết hợp với lông ngựa dày màu nâu – một sự tương phản đáng kinh ngạc về kết cấu.

  • VOSS: Xuân/Hè 2001

Một chiếc váy được làm từ vỏ sò đã được đánh vecni, thiết kế thủ công tinh xảo này thể hiện sự táo bạo và sức sáng tạo không giới hạn của Alexander McQueen.

  • The Horn of Plenty: Thu/Đông 2009-2010

Chiếc váy này được làm thủ công từ lông vịt đen với cách tiếp cận kiến trúc hình bóng của một vật thể sống. Dù nó không thiết thực và là một chiếc váy chỉ dành cho thảm đỏ, nhưng nó đã thể hiện được kỹ năng trình diễn và sân khấu phi thường của McQueen.

  • The Girl Who Lived in the Tree - Cô gái sống trên cây: Thu/Đông 2008-2009

Các bộ sưu tập của Alexander McQueen không bao giờ thiếu kịch tính, và bộ sưu tập này cũng không ngoại lệ! Chiếc áo khoác đỏ bằng lụa sa tanh và chiếc váy thêu bằng lụa màu ngà bằng lụa voan với những hạt pha lê.

  • It’s Only A Game: Xuân/Hè 2005

Chiếc váy và thắt lưng được làm bằng gấm màu hoa cà và bạc, trong khi áo khoác lụa được thêu bằng chỉ bạc. Phần màu nude trên cùng cũng được thêu bằng chỉ lụa – tất cả đều tạo nên vẻ ngoài rực rỡ.

  • Váy Oyster: Xuân/Hè 2003

Chiếc váy bằng lụa organza, georgette và voan màu ngà là một kiệt tác, kết hợp các loại vải và họa tiết sang trọng. Thiết kế thực sự mang tính thẩm mỹ dưới nước, với các tầng xếp tầng rơi xuống sàn.